Ưu tiên xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý vật tư nông nghiệp
Đến tháng 5/2020, ngành nông nghiệp đã công bố và ban hành 532 tiêu chuẩn Việt Nam và 85 quy chuẩn Việt Nam phục vụ kiểm tra chuyên ngành.
Bộ NN & PTNT đã tiếp nhậ gần 79.000 hồ sơ cấp phép điện tử
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), quy chuẩn Việt Nam (QCVN) của ngành nông nghiệp đạt được kết quả tích cực cả về chất lượng và số lượng; góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng tốt và an toàn, đặc biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, ngành chủ yếu ưu tiên nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm và kiểm tra chuyên ngành.
Tất cả 10 nhóm sản phẩm hàng hoá thuộc “Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn” và 11 nhóm hàng hoá thuộc “Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành” thuộc trách nhiệm của Bộ đều đã có quy chuẩn và tiêu chuẩn để quản lý.
Bên cạnh đó, việc xã hội hóa trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đã bắt đầu được triển khai khi có sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp.
Đến tháng 5/2020, ngành nông nghiệp đã công bố và ban hành 532 tiêu chuẩn Việt Nam và 85 quy chuẩn Việt Nam phục vụ kiểm tra chuyên ngành.
Ngoài ra, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, đã hoàn thiện kết nối thêm 12 thủ tục hành chính tại Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật và các đơn vị liên quan. Đến nay, Bộ đã có 26 thủ tục hành chính được triển khai.
Tính từ đầu năm 2020 đến tháng 5/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận tổng số 78.636 hồ sơ cấp phép điện tử, đã xử lý cấp phép 71.297 hồ sơ, đang tiếp tục xử lý 7.339 hồ sơ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - ông Hà Công Tuấn - cho biết, năm 2020, ngành phấn đấu để hoàn thành 130 TCVN, QCVN theo các nhóm hàng hóa, vật tư nông nghiệp; xây dựng kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn năm 2021 và 2021-2025; trong đó định hướng tiếp tục hoàn thiện nhóm tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm và kiểm tra chuyên ngành.
Đối với nhóm sản phẩm hàng hoá Việt Nam không có thế mạnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xem xét áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế; xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng tạm thời phục vụ quản lý của ngành.
Theo bnews.vn