Nóng trong tuần: Từ tranh chấp chung cư đến giá đất nền tăng cao: Vẫn còn muôn nỗi lo
Hình minh họa
Sóng ngầm bất động sản Bà Rịa Vũng Tàu
Dù không phải là cái tên được nhắc đến thường xuyên như các vùng ven TP.HCM khác là Bình Dương, Đồng Nai, nhưng thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp địa ốc đang âm thầm tìm kiếm quỹ đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm đón đầu đà tăng trưởng của thị trường này trong thời gian tới.
Đầu tiên và quan trọng nhất đó là sự cải thiện của hạ tầng giao thông. Từ khi tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Quốc lộ 51 mở rộng được đưa vào sử dụng, khoảng cách từ TP.HCM ra Vũng Tàu được rút ngắn, chỉ còn chưa đầy 100km.Việc di chuyển từ TP.HCM đến trung tâm TP. Vũng Tàu chỉ mất khoảng 1,5h lái xe. Ngoài ra, để đến với Vũng Tàu, hành khách có còn thể lựa chọn phương tiện đường thủy là tàu cao tốc biển, với điểm xuất phát từ Bến Vân Đồn (quận 4, TP.HCM).
Chủ đầu tư The Sun Avenue lên tiếng về việc nhà thầu kéo đến đòi nợ
Công ty bất động sản Gia Phú (công ty con của Novaland), cũng là chủ đầu tư dự án Sun Avenue tại số tại số 28 Mai Chí Thọ, quận 2, TP.HCM đã thông báo chính thức sẽ thay nhà thầu là Công ty Cổ phần American General Construction (AGC) đang phụ trách thi công kết cấu và hoàn thiện của dự án này.
Sự việc AGC không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ảnh hưởng tiến độ cũng như uy tín của chủ đầu tư và các bên liên quan khác tại dự án. Một số nhà thầu, nhà cung cấp của AGC đã tìm đến chủ đầu tư để nhờ hỗ trợ can thiệp với nhà thầu AGC. Bên cạnh đó, cũng có một số đơn vị khác có hành vi chiếm giữ các tài sản của dự án trên công trường nhằm gây áp lực lên chủ đầu tư để yêu cầu thanh toán thay các khoản nợ của AGC.
Vì sao giá đất nền tăng phi mã từ Bắc vào Nam?
Từ Cần Thơ đến Nha Trang, Đà Nẵng và miền Bắc là Hà Nội, Hải Dương, giá đất nền đang tăng chóng mặt. Tại sao có hiện tượng này?
Tại miền Trung, Nha Trang là địa phương có giá đất nền biến động cao nhất. Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, tính đến cuối năm 2017, giá đất tại thành phố này đã tăng gần 100% so với cùng kỳ 2016 và tăng khoảng 40 – 50% so với 6 tháng đầu năm 2017. Đặc biệt, nhà phố ở khu trung tâm thành phố mặc dù giao dịch ít nhưng giá vẫn tăng vọt từ 70 - 100% khiến giá đất có nơi lên tới 300 triệu đồng/m2.
đất nền thanh lý 'siêu rẻ' rao bán khắp Sài Gòn dịp cuối năm
Tờ rơi, panô quảng cáo đất nền ngân hàng thanh lý giá 250-319 triệu đồng ồ ạt xuất hiện tại TP HCM trước thềm xuân Mậu Tuất.
Bà Hoài (ngụ quận 7, TP HCM) nhận được tờ rơi quảng cáo đất nền ngân hàng thanh lý cuối năm, chào bán 319-429 triệu đồng mỗi nền 72-132m2 tùy diện tích. Thấy giá khá rẻ, lại là đất ở Sài Gòn, bà Hoài liên lạc số điện thoại tên tờ rơi thì được tư vấn đây là tài sản nhà băng thanh lý, ngân hàng ACB hỗ trợ vay lên đến 25 năm. Đất có vị trí gần vòng xoay An Lạc, thuộc dự án Khu dân cư An Lạc 2, quận Bình Tân, cách ga metro 3A không xa, giá 12-15 triệu đồng mỗi m2, chỉ cần thanh toán 40-50%, chờ pháp lý hoàn chỉnh vì chưa ra sổ.
Thị trường nhà lẻ không lúc nào ngừng nhộn nhịp, nhưng càng về cuối năm, hoạt động này càng sôi động hơn và giá cũng tăng mạnh.
Là sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thật, phân khúc nhà liền thổ đơn lẻ luôn có sức hút với người mua nhà, nên giá tăng khá cao. Cụ thể, để mua được một căn nhà liền thổ diện tích 40 - 120 m2 tại các quận như Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình thạnh, Tân Bình (TP.HCM), người mua sẽ phải bỏ ra 3,5 - 15 tỷ đồng, chưa kể tiền đầu tư nội thất. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều đầu nậu đã đi săn các căn nhà nát, đất hóa giá để bán lại cho người có nhu cầu. Anh Nguyễn Văn Kiệt, một nhà đầu tư dạng này cho biết: "Dù rất quen thân với ngân hàng để mua được những khu đất hóa giá do chủ đất không trả được nợ, nhưng nguồn cung này hiện nay khá khan hiếm.
Xây cao ốc tới 50 tầng: Vành đai 3 tắc không lối thoát
Hàng loạt cao ốc mọc lên vành đai đai 3 Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển khiến cơ sở hạ tầng giao thông có nguy cơ quá tải. Nỗi ám ảnh tắc đường ngày cũng như đêm đang khiến nhiều người dân lo lắng.
Mặc dù có đường trên cao nhưng thực tế, tuyến đường vành đai 3 đoạn từ Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển thường xuyên tắc đường vào giờ cao điểm. Thời gian gần đây, tình trạng này diễn ra liên tục, ngay cả ngoài giờ cao điểm. Hai nút giao thông quan trọng của tuyến đường này là Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến và Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển.
Tranh chấp chung cư, những cuộc “nội chiến” vẫn âm ỉ
Chậm bàn giao nhà, chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư, chây ỳ bàn giao phí bảo trì, tranh chấp sở hữu chung - riêng, mâu thuẫn về sử dụng nguồn thu phí vận hành… là những câu chuyện phổ biến tại các chung cư ở TP.HCM.
Thời gian gần đây, tranh chấp tại các chung cư trên địa bàn TP.HCM đang có dấu hiệu gia tăng. Mâu thuẫn giữa cư dân với các bên như ban quản lý chung cư, ban quản trị và chủ đầu tư như ngọn lửa âm ỉ có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Trong hầu hết các cuộc tranh chấp, mỗi bên đều có lý lẽ riêng, song kết cục các tranh chấp đều dẫn đến thực tế cuộc sống của đại bộ phận cư dân bị xáo trộn. Tranh chấp kéo dài dai dẳng đáng chú ý nhất thời gian qua là dự án chung cư 584 Tân Kiên (huyện Bình Chánh) do CTCP Đầu tư xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584 (Công ty 584) làm chủ đầu tư. Được khởi công từ tháng 2/2007 dự kiến bàn giao sau 2 năm xây dựng, nhưng mãi đến giữa năm 2011 mới đưa vào sử dụng, song có rất ít khách hàng đến nhận nhà, vì chung cư còn dở dang.