'Mở rộng đồng bằng sông Hồng là yêu cầu tất yếu'
Văn phòng Chính phủ cho rằng phương án mở rộng vùng đồng bằng sông Hồng là yêu cầu tất yếu để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Đầu tháng 6, trong báo cáo gửi đến Phó thủ Tướng Trịnh Đình Dũng về các phương án phân vùng trên cả nước giai đoạn 2021-2030, Văn phòng Chính phủ đưa ra nhiều cơ sở khẳng định tính hợp lý của đề xuất mở rộng đồng bằng sông Hồng.
Đề xuất này nằm trong phương án phân vùng thứ hai là tách Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thành Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ (Thừa Thiên Huế thuộc Bắc Trung bộ). Đồng bằng sông Hồng được mở rộng thêm tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang và đổi tên thành vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ.
Như vậy, các vùng mới trên cả nước gồm: miền núi phía bắc có 10 tỉnh; Đồng bằng và Trung du Bắc bộ có 15 tỉnh; Bắc Trung bộ gồm 5 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế; Nam Trung bộ gồm 8 tỉnh, thành từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Ba vùng gồm: Tây Nguyên (5 tỉnh); Đông Nam bộ (6 tỉnh, thành phố); đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố) giữ nguyên.
Đây cũng là phương án được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề xuất, chỉ đạo nghiên cứu, do có tính kế thừa việc phân vùng trước đây, ít xáo trộn.
Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khánh thành năm 2014, dài 63 km, kết nối Hà Nội, Bắc Ninh
Theo vnexpress.net