Chủ tịch Tập đoàn GFS nhận kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam"
Tại Hội nghị hợp tác phát triển khoa học công nghệ Việt Nam năm 2016 do Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức, ông Phạm Thành Công, Chủ tịch Tập đoàn GFS- ủy viên Hội đồng bảo trợ Quỹ Hỗ trợ Sáng kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đã được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam” ...
Tại Hội nghị hợp tác phát triển khoa học công nghệ Việt Nam năm 2016 do Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức, ông Phạm Thành Công, Chủ tịch Tập đoàn GFS- ủy viên Hội đồng bảo trợ Quỹ Hỗ trợ Sáng kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) đã được nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam” với những nỗ lực đóng góp tích cực cho hoạt động hỗ trợ các tài năng sang tạo khoa học công nghệ. GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trực tiếp trao kỷ niệm chương cho ông Phạm Thành Công.
Phát biểu tại Hội nghị hợp tác phát triển khoa học, ông Phạm Thành Công đã có những ý kiến đóng góp rất thiết thực cho hoạt động sáng tạo khoa học công nghệ của Quỹ như: đề cao vai trò của truyền thông trong việc thổi bùng lên ngọn lửa sáng tạo; ngoài khoa học kỹ thuật chúng ta nên có thêm khoa học xã hội vì khoa học xã hội là quan hệ giữa con người với con người nhằm thúc đẩy năng suất xã hội; Giải thưởng chúng ta nên góp phần thúc đẩy cả hai khâu: khâu nghiên cứu và khâu ứng dụng, tức là sản phẩm sáng tạo phải được ứng dụng vào cuộc sống tạo thành động lực kinh tế, động lực xã hội; nên biến Giải thưởng Sáng tạo KHCN Việt Nam như giải thưởng Nobel của Việt Nam tức là phải có thêm nhiều lĩnh vực khoa học chứ không riêng về khoa học kỹ thuật.
Ông Phạm Thành Công nhấn mạnh, nếu có được sự ủng hộ của các Bộ, ban, ngành và có sự ủng hộ về tài chính thì chúng ta có thể tạo ra các quỹ lập nghiệp, đưa những nghiên cứu khoa học ứng dụng vào cuộc sống để tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Tập đoàn GFS có trụ sở chính tại 508 đường Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước. Trải qua gần 20 năm phát triển, Tập đoàn GFS đã trở thành một đơn vị kinh tế có 12 đơn vị thành viên, đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực trọng điểm như: bất động sản, tài chính, năng lượng, nông nghiệp, dược liệu, môi trường và chuyển giao công nghệ.